Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Những điều không nên làm với trẻ sơ sinh dễ làm trẻ bị bệnh ?

Những ngày đầu chào đời, trẻ sơ sinh có thể trạng và sức đề kháng rất yếu, mẹ cần đặc biệt chú trọng chăm sóc. Bởi chỉ sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

1. Đừng để bất cứ ai hôn bé

Trong những tuần đầu đời, việc tiếp xúc với vi khuẩn và vi trùng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng cho thiên thần nhỏ của bạn. Chỉ cần hôn cũng có thể khiến cho bé mắc những căn bệnh không mong muốn, bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh lúc này không đủ sức để bảo vệ cơ thể hay chống chọi với bệnh tật.

2. Cho bé vừa bú vừa ngủ

Rất nhiều bố mẹ cho bé vừa ngậm ti giả hoặc bình sữa để chìm vào giấc ngủ nhưng sai lầm này có thể khiến cho bé ngạt thở.

3. Để tã bỉm của bé quá lâu không thay

Nếu để tã bỉm của bé quá lâu sẽ dễ khiến bé khó chịu, nặng hơn có thể gây ngứa ngáy, viêm nhiễm. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra tã bỉm cho bé. Nếu thấy ướt thì nên thay cho bé.

4. Cho con ngậm ti giả quá sớm

Trẻ sử dụng ti giả sẽ bị phụ thuộc vào chúng và bị hạn chế ti mẹ. Cho ngậm ti giả quá sớm còn có thể khiến trẻ nhầm lẫn giờ giấc ăn uống. Thân nhiệt, nhịp tim và mùi hương quen thuộc từ cơ thể người mẹ lúc cho con bú sẽ làm cho bé có cảm giác an toàn và thoải mái.

5. Cho trẻ nằm gối cao

Do cấu trúc xương sống của trẻ sơ sinh là một đường thẳng nên đầu và lưng của bé phải luôn nằm trên một đường thẳng. Nếu đầu phải gối trên một vật dụng khác, phần xương cổ sẽ dễ bị quẹo sang một bên và làm biến dạng xương sống. Do đó, việc dùng gối cho trẻ sơ sinh có thể là một nguy cơ dẫn đến những căn bệnh về xương cột sống như vẹo cột sống. Vì thế, không cần cho bé nằm gối.

6. Mặc quá nhiều đồ cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường dễ bị lạnh nhưng cũng không cần quá lo lắng về điều này. Trẻ dù không thể làm ấm cơ thể bằng cách di chuyển, nhưng nếu mặc quá nhiều quần áo cho trẻ thì có thể gây sốt và khiến con bị mất nước. Nên chú ý cho con mặc theo từng lớp, như vậy sẽ dễ thêm hoặc bớt lượng áo quần và duy trì nhiệt độ thích hợp cho con.

7. Ngại tắm ngay cho bé sau khi sinh

Các mẹ nên tắm cho các bé 24 giờ sau khi sinh vì sẽ có nhiều lợi ích như giữ lại được lớp bã nhờn bảo vệ da cho bé, duy trì nhiệt độ ổn định cho cơ thể bé sau khi ra ra đời, tạo sự gần gũi liên kết giữa mẹ và bé… Sau 24 giờ mẹ có thể tắm cho bé tại nhà và vệ sinh mắt mũi cho bé nhẹ nhàng với nước muối sinh lý.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Cách Ngừa tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ

Trong vùng lũ lụt, bà con phải chống chọi với thiên tai, nhiều khi phải vận động vất vả, dầm mưa, ngâm nước, nhịn đói... sức khỏe giảm sút dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, nhất là tiêu chảy. Vậy phải làm gì để phòng chống bệnh hiệu quả?

Kết quả hình ảnh cho tiêu chảy cấp

Khi nào vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy? 

Vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy khi có các điều kiện: đủ nhiều về số lượng, bám dính được vào ruột, sản sinh ra độc tố để gây bệnh.

Số lượng vi khuẩn tăng nhiều trong cơ thể do chúng sinh sản hoặc xâm nhập từ ngoài vào qua thức ăn. Tùy loại vi khuẩn mà số lượng đủ để gây bệnh nhiều ít khác nhau.

Sự bám dính: vi khuẩn phải bám dính vào niêm mạc ruột trong quá trình gây bệnh. Như vậy chúng phải cạnh tranh với vi khuẩn thường trú ở ruột để chiếm lấy niêm mạc mới gây bệnh.

Sản xuất độc tố gây bệnh: vi khuẩn sản xuất ra một hay nhiều chất độc tố để gây bệnh. Ví dụ độc tố enterotoxin gây  tiêu chảy do tác động lên sự bài tiết của niêm mạc ruột. Độc tố cytotoxin phá huỷ tế bào niêm mạc và gây tiêu chảy. Vi khuẩn Shigella dysenteriae týp 1 sản xuất ra ngoại độc tố có cả hoạt tính của độc tố đường ruột lẫn độc tố tế bào. Vi khuẩn tả tiết ra độc tố enterotoxin làm tăng bài tiết ion Cl-và giảm hấp thụ ion Na+, dẫn tới mất dịch và gây tiêu chảy.

Độc tố của vi khuẩn phá huỷ các tế bào niêm mạc ruột và gây hội chứng lỵ, đi tiêu lẫn máu và nhầy. Neurotoxin do vi khuẩn Staphylococus và Bacillus cereus tạo ra tác động lên hệ thần kinh trung ương gây nôn mửa.

Cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh thế nào? 

Dù hằng ngày có một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột qua thức ăn, nhưng chúng không thể gây bệnh được do cơ thể có hàng rào bảo vệ gồm: vi khuẩn thường trú trong ruột, độ axít của dịch dạ dày, nhu động ruột, tính miễn dịch.

Vi khuẩn thường trú hay chúng ta thường gọi là vi khuẩn chí là những vi khuẩn có số lượng lớn ở đường ruột, có tác dụng bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tạo khuẩn lạc ở đường ruột. Như thế những người đang điều trị kháng sinh, trẻ sơ sinh chỉ có ít vi khuẩn thường trú sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn đường ruột. Cho nên mọi người không nên tự ý mua và uống kháng sinh bừa bãi, vì sẽ làm rối loạn vi khuẩn chí, dễ mắc bệnh tiêu chảy. Thành phần các loại vi khuẩn ở ruột cũng quan trọng như số lượng của chúng. Trên 99% vi khuẩn ở đại tràng là vi khuẩn kỵ khí, chúng  tạo ra môi trường có pH axít và nhiều axít béo dễ bay hơi, có tác dụng ngăn cản vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Độ axít  (pH axít) của dạ dày có tác dụng kìm hãm vi khuẩn gây bệnh. Do đó ở bệnh nhân phẫu thuật dạ dày dễ nhiễm khuẩn Salmonella, G. lamblia và dễ mắc bệnh giun sán. Dịch axít  ở dạ dày và các globulin miễn dịch có tác dụng diệt trừ bớt số lượng vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào qua thức ăn. Nhưng cũng có một số vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường axít  của dạ dày như Rotavirus.

Nhu động ruột bình thường có tác dụng làm sạch vi khuẩn gây bệnh ở đoạn đầu ruột non. Nếu nhu động ruột bị giảm do: dùng thuốc phiện hay các thuốc làm giảm nhu động ruột khác, người có túi thừa, lỗ rò, hay bị xoắn ruột sau phẫu thuật, bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường, xơ cứng bì thì dễ nhiễm khuẩn đường ruột và tiêu chảy.

Tính miễn dịch là khả năng đáp ứng miễn dịch tế bào và tạo kháng thể có vai trò quan trọng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn đường ruột. Những người bị mất sức, đói ăn, dùng thuốc corticoid, bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS) dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột do virut, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Việc tạo kháng thể chủ động nhờ dùng vacin phòng bệnh có tác dụng giúp cơ thể phòng bệnh.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy cấp có nhiều mức độ biểu hiện phù hợp với loại vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nhìn chung các dấu hiệu chủ yếu là: tiêu chảy, phân nhiều nước, đi ngoài ngày 1-2 lần, nặng thì đi nhiều hơn 2 lần một ngày, không sốt, đau bụng ít hoặc nhiều, mệt lả hoặc không mệt. Vi khuẩn gây viêm ruột do tạo độc tố tế bào, gây bệnh ở đoạn cuối ruột non hay ruột già với biểu hiên: đi lỵ, phân nhầy nhớt lẫn máu, đau quặn mót rặn, đi cầu nhiều lần trong ngày, sốt trên 37,8o C, nôn. Vi khuẩn thương hàn gây tổn thương thành ruột, bệnh nhân có sốt thương hàn, mạch và nhiệt phân ly, đau bụng.

Điều trị  và phòng bệnh

Quan trọng trong điều trị tiêu chảy là bồi phụ muối và nước. Vì vậy việc dùng oresol uống có thể cứu chữa cho nhiều bệnh nhân. Trong trường hợp không có sẵn oresol có thể thay bằng nước cháo muối, hoặc đường muối (1 thìa cà phê muối với 8 thìa đường trong 1 lít nước) sẽ được dung dịch thay thế để uống ngay khi bị tiêu chảy. Bệnh nhân mất nước nặng hay những bệnh nhân nôn nhiều, không uống được phải truyền tĩnh mạch dung dịch lactat ringer. Khi cần phải dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh.

Phòng bệnh cần thực hiện: "ăn chín, uống sôi", rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh hoặc lao động. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm. Không ăn rau sống, tiết canh, mắm tôm, mắm tép sống; không ăn gỏi cá, hải sản sống; không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh. Xử lý phân, chât thải đảm bảo vệ sinh. 

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Trẻ sơ sinh viêm họng cấp tính nguy hiểm như thế nào ?

Trẻ sơ sinh viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến thường xuất hiện với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng), do virut cúm, sởi...
Kết quả hình ảnh cho Viêm họng cấp tính

Triệu chứng viêm họng cấp tính


Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40oC, nuốt đau, rát họng. Lúc đầu người bệnh có cảm giác khô nóng trong họng dần dần thành cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói, đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Kèm theo có sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày. Tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt amiđan, hạch cổ bị sưng. Bệnh thường diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh, nếu có bội nhiễm có thể có các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản...

Điều trị và dự phòng viêm họng cấp tính


Điều trị triệu chứng là chính và điều trị tại chỗ. Dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao, chống đau họng bằng cách súc họng hằng ngày bằng nước muối loãng, trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%, nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%. Nhỏ dầu gô-mê-non hoặc tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng. Dùng kháng sinh khi có biến chứng như viêm thận, viêm khớp, viêm phế quản, viêm tai giữa... và cắt amiđan khi bị viêm tái phát nhiều lần kèm theo có anbumin trong nước tiểu.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Điều trị chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ

Theo các nhà khoa học Mỹ, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn có thể được lợi từ một kỹ thuật phẫu thuật mới.
Kết quả hình ảnh cho tuyến giáp ở trẻ sơ sinh
Cắt V.A, amiđan hoặc cả hai bằng trị liệu phẫu thuật đã được chứng minh hiệu quả trong một nghiên cứu mới đây trên 73 trẻ dưới 2 tuổi bị ngừng thở khi ngủ. Kết quả cho thấy, những trẻ không được phẫu thuật thì không có cải thiện về triệu chứng ngừng thở khi ngủ, trong khi những triệu chứng này cải thiện rõ rệt ở trẻ được phẫu thuật. Theo nhóm nghiên cứu, biến chứng và tác dụng phụ của phẫu thuật là không đáng kể và ở mức chấp nhận được.
Ngừng thở khi ngủ ở trẻ có thể gây ra những hậu quả phát triển lâu dài, bao gồm chậm phát triển, giảm khả năng tập trung và rối loạn tăng động thiếu tập trung.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Chăm sóc trẻ bị thiếu cân như thế nào ?

Các bậc cha mẹ rất lo lắng khi họ sinh con nhẹ cân vì chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân vô cùng khó khăn và vất vả. Vậy thế nào là trẻ nhẹ cân?
Kết quả hình ảnh cho trẻ thiếu cân

Các bậc cha mẹ rất lo lắng khi họ sinh con nhẹ cân vì chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhẹ cân vô cùng khó khăn và vất vả. Vậy thế nào là trẻ nhẹ cân? Trẻ nhẹ cân là những trẻ khi đẻ có cân nặng dưới 2.500g bất kể tuổi thai là bao nhiêu. Như vậy, trẻ nhẹ cân sẽ gồm trẻ đẻ non và trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung. Trên toàn cầu trẻ nhẹ cân chiếm khoảng 15-16%, tức là khoảng 20 triệu trẻ ra đời trong một năm. Ở nước ta trẻ nhẹ cân chiếm khoảng 10% so với tổng số đẻ.

Việc chăm sóc nuôi dưỡng những trẻ này trong những ngày đầu sau đẻ vô cùng khó khăn. Với trẻ đẻ non, do chức năng tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt kém, phổi chưa trưởng thành, dễ bị suy hô hấp, xẹp phổi, xuất huyết phổi, bệnh màng trong... Còn đối với trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung thì thường có nguy cơ hạ đường huyết do thiếu glucogen dự trữ. Do vậy những thao tác chăm sóc trẻ đòi hỏi phải nhẹ nhàng, tỉ mỉ, thận trọng và bảo đảm vệ sinh, chú trọng ưu tiên những vấn đề sau:
Chống hạ thân nhiệt: Khi đứa trẻ mới chào đời, việc đầu tiên phải làm là giữ ấm cho trẻ. Sau đẻ, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm dần vì trẻ phải tiếp xúc một cách đột ngột với môi trường bên ngoài có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của người mẹ. Trẻ nhẹ cân rất dễ bị hạ thân nhiệt vì lớp mỡ dưới da mỏng, khả năng sản sinh ra nhiệt kém. Trẻ ăn ít, không đủ năng lượng để chống đỡ với lạnh bên ngoài. Trung tâm điều hòa nhiệt độ hoạt động kém. Khi trẻ bị lạnh, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn. Trẻ bị phù cứng. Sức đề kháng giảm. Bệnh tật dễ xuất hiện và tiến triển nhanh, nhất là ở hệ hô hấp và tiêu hóa. Để đề phòng hạ thể nhiệt thì ngay sau đẻ bé phải được lau khô (vì toàn thân bé dính nước ối), mặc ấm rồi đưa bé ngay cho mẹ bế và cho bú. Việc cho bé bú sớm cũng giúp trẻ tránh hạ thân nhiệt.
Việc ăn uống của trẻ nhẹ cân cũng là vấn đề phức tạp: Trẻ nhẹ cân đòi hỏi nhiều năng lượng để phát triển nhanh về thể chất. Song bộ máy tiêu hóa còn non nớt, dung tích dạ dày quá bé, khả năng tiêu hóa thức ăn bị hạn chế. Ta phải biết những đặc điểm ấy để có cách cho ăn như thế nào cho hợp lý. Thức ăn tốt nhất, sinh lý nhất đối với trẻ là sữa mẹ. Sữa của bà mẹ đẻ non chứa nhiều protein hơn so với sữa của bà mẹ đẻ trẻ đủ tháng. Có nhiều protein chống nhiễm khuẩn. Đồng thời trẻ nhẹ cân cũng cần nhiều protein để phát triển nhanh. Vậy sữa của bà mẹ đẻ non nuôi trẻ đẻ non là lý tưởng nhất. Lượng sữa là bao nhiêu, kỹ thuật cho ăn như thế nào cho phù hợp với từng trẻ là điều vô cùng quan trọng.
Những trẻ sinh ra ở tuổi thai 28 tuần do áp lực hang môn vị thấp, khả năng làm rỗng dạ dày kém hơn, co thắt tâm vị kém nên trẻ dễ nôn trớ, trào ngược. Những trẻ cực non vài ngày đầu sau đẻ chưa có khả năng dung nạp thức ăn qua đường miệng. Nếu cố tình ép trẻ ăn có thể dẫn tới nôn, trớ, trào ngược, hít vào phổi, viêm phổi, ngừng thở, liệt ruột, viêm ruột hoại tử... Vì vậy nên áp dụng phương pháp nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch tức chăm sóc đặc biệt tại viện. Cũng có những trẻ tự bú yếu, lượng sữa không được nhiều, chưa đủ nhu cầu của cơ thể thì ta phải kết hợp vừa cho ăn qua đường miệng vừa truyền tĩnh mạch. Lượng sữa cho trẻ phụ thuộc vào cân nặng và ngày tuổi.
Ngày thứ nhất: Với trẻ đẻ non: 60ml/kg/24giờ; với trẻ suy dinh dưỡng: 90ml/kg/24 giờ.
Những ngày tiếp theo mỗi ngày tăng thêm 10ml/kg. Cứ tăng dần đến khi nào đạt được 180ml/kg/24 giờ. Lượng sữa trong ngày chia làm 8-10 bữa (cả ngày lẫn đêm).
- Trẻ có cân nặng từ 2.000g trở lên bú được thì cho bú mẹ trực tiếp. Bú bất kỳ khi nào trẻ muốn nhưng tối thiểu cũng phải bú được 8-9 lần trong ngày.
- Trẻ có cân nặng lúc đẻ từ 1.500g đến 2.000g nếu trẻ bú được thì cho bú mẹ trực tiếp. Bú theo nhu cầu. Nếu trẻ ngủ quá 3 giờ thì phải đánh thức trẻ dậy cho bú. Nếu trẻ bú yếu thì mẹ vắt sữa ra cốc dùng thìa cho trẻ ăn. Bảo đảm đủ lượng sữa trong ngày.
- Trẻ có cân nặng dưới 1.500g phần lớn trong những ngày đầu thường nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch (trừ trường hợp trẻ suy dinh dưỡng nặng có thể bú được). Mẹ phải vắt sữa để duy trì nguồn sữa. Sau vài ngày nếu trẻ ăn không nôn trớ thì mẹ vắt sữa thường xuyên 10-12 lần/ ngày để nhân viên y tế cho trẻ ăn qua ống thông miệng - dạ dày.
Dần dần tăng lượng sữa mẹ, giảm dần lượng dịch truyền cho đến khi trẻ có thể nhận đủ lượng sữa mẹ cần thiết thì dừng truyền tĩnh mạch. Khi trẻ có phản xạ bú thì cho trẻ bú mẹ trực tiếp.
Trường hợp nuôi trẻ chủ yếu bằng đường tĩnh mạch, cũng nên cho trẻ một chút sữa mẹ qua đường miệng để kích thích dịch vị, kích thích tiết mật và duy trì sự phát triển của niêm mạc ruột.
Ngoài ra, chăm sóc vệ sinh sạch sẽ cũng rất quan trọng. Trẻ nhẹ cân rất yếu ớt, khả năng chống đỡ với bệnh tật kém do đó rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Chính vì vậy mà mọi khâu chăm sóc trẻ phải thật vệ sinh. Tã lót, quần áo, giường chiếu, các đồ dùng của trẻ đều phải sạch sẽ. Phải làm tốt các khâu chăm sóc rốn, chăm sóc da và niêm mạc vì đó là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh sớm nhất có thể ?

Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là nhiễm trùng mắc phải trước, trong khi sinh hoặc tháng đầu sau sinh. Nhiễm trùng có thể do virus, vi trùng.

Kết quả hình ảnh cho nhiễm trùng rốn

Trẻ có thể bị nhiễm trùng qua các đường sau đây:

- Lây qua đường máu từ mẹ sang con: là đường lây truyền xảy ra trước sinh, thường gặp các tác nhân như: giang mai bẩm sinh, HIV, rubella, cytomegalo virus, toxoplasma.

- Lây qua đường ối: do nhiễm trùng tiết niệu sinh dục mẹ, mẹ bị hở cổ tử cung, vỡ ối sớm, thăm khám âm đạo nhiều.
 
- Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: lúc thai nhi đi ngang qua tử cung, âm đạo, âm hộ khi chuyển dạ kéo dài.
- Do môi trường: gây nhiễm trùng huyết sau sinh. Lây gián tiếp qua các vật dụng như: kim, ống chích, catheter, thông dạ dày, không rửa tay khi tiếp xúc bệnh nhân, môi trường nhiễm bẩn. Tăng nguy cơ khi nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh, non tháng, nhẹ cân.

Làm thế nào biết trẻ bị NTSS?

Các dấu hiệu và triệu chứng dùng cho nhận biết NTSS rất đa dạng và dễ trùng lắp với những bệnh khác. Trẻ có thể không khỏe: ít chơi, ít cử động hơn so với bình thường. Nặng hơn trẻ có thể bị sốt hay hạ thân nhiệt, vàng da, bú kém hay bỏ bú. Trẻ có thể bị thở mệt (thở nhanh, ngực bụng co lõm bất thường), bụng chướng, tiêu chảy, tiêu ra đờm máu. Trẻ có thể có biểu hiện của nhiễm trùng tại chỗ ở: da, rốn, mắt.

Vậy khi nào mang trẻ khám bệnh?

Đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi: khó thở, co giật, sốt hoặc cảm thấy lạnh, chảy máu, tiêu chảy, quá nhẹ cân, hoàn toàn không bú được.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt nếu trẻ: bú khó, mủ mắt, mụn mủ da, vàng da, rốn đỏ hoặc chảy mủ, bú dưới 5 lần trong 24 giờ.

Phòng ngừa NTSS

Trước khi sinh:
- Bà mẹ được khám thai, chủng ngừa đầy đủ. Điều trị tốt các bệnh lý và nhiễm trùng tiết niệu sinh dục cho bà mẹ.
- Cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng, phòng suy dinh dưỡng cho bà mẹ.
- Chăm sóc vệ sinh cho bà mẹ mang thai tốt.
- Xử trí tốt những trường hợp ối vỡ sớm, ối vỡ non. Tránh để chuyển dạ kéo dài.
Khi sinh
- Bảo đảm sinh sạch. Tránh nhiễm trùng lây qua các dụng cụ, bàn tay người chăm sóc, cũng như những nhiễm trùng ở mẹ phải được điều trị tốt trước khi sinh.
- Tránh các biến chứng sản khoa: sinh ngạt, sang chấn sản khoa cho mẹ và con.

Sau khi sinh:

- Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây là biện pháp rất quan trọng và hiệu quả trong phòng ngừa NTSS.
- Chăm sóc vệ sinh da, rốn, mắt.
- Phòng ốc cho trẻ sơ sinh cần thoáng, ấm, sạch và có ánh sáng đủ.
- Cho trẻ bú sữa mẹ.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Trẻ sinh mổ có bị bệnh gì không ?

Hiện nay với công nghệ y học phát triển , rất nhiều bà mẹ sinh nở đều chọn phương pháp đi mổ .  vậy trẻ sinh mổ có bệnh gì không ?

>> Dịch vụ tắm bé tại từ liêm
>> Hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Theo như nghiêm cứ ở 1 số nước trên 200000 trẻ sơ sinh bằng phương pháp mổ , trẻ sinh mổ có tỷ lệ thừa cân cao hơn 26% và béo phì cao hơn 22% so với trẻ sinh bình thường.

Những trẻ này cũng có chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình lúc trưởng thành lớn hơn so với các em còn lại.

Vậy nên các   sản phụ nên cân nhắc kỹ càng mọi nguy cơ trước khi quyết định nên sinh thường hay sinh mổ.

Trong những năm trở lại đây, các ca mổ bắt con đang có chiều hướng gia tăng. Tại Anh, con số này đã tăng lên gấp đôi chỉ trong 30 năm, vào khoảng 25%.


Thậm chí tại một số bệnh viện tư, tỷ lệ này còn là 50%.Các bác sĩ cho hay, có nhiều nhân tố dẫn tới xu hướng này, chẳng hạn tâm lý ngại đau, độ tuổi mang thai tăng khiến sinh thường gặp nhiều trở ngại.

Có tới 7% ca phẫu thuật được yêu cầu không vì lý do y học.
Bàn luận về béo phì ở trẻ sinh mổ, có ý kiến nhận định mổ lấy con thường xảy ra khi thai nhi quá lớn. Những phụ nữ trải qua ca sinh này cũng thường ít cho con bú sữa mẹ, là nhân tố có thể gia tăng nguy cơ tăng cân nhiều khi trẻ lớn lên. Ngoài ra, sinh thường cũng có tác động tích cực tới các vi khuẩn đường ruột, từ đó tăng cường chuyển hóa, giảm tích mỡ trong cơ thể.

Tác giả nghiên cứu, giáo sư Neena Modi cho biết: “Phẫu thuật mổ bắt con thường là lựa chọn tốt nhất trong nhiều trường hợp, cũng có khi phương án này giúp giữ lại tính mạng cho bà mẹ và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ những hệ lụy về sau để đưa ra lời khuyên tốt nhất cho thai phụ đang có ý định sinh mổ”.

Vậy nên các thai phụ hãy cân nhắc khi đưa ra quyết định đẻ thường hay nên đẻ mổ .